Tẩm điện tạo

Shindendzukuri (寝殿造 (Tẩm điện tạo), Shindendzukuri?) là một phong cách kiến trúc thời Bình An (794-1185) ở Nhật Bản, được sử dụng chủ yếu cho các cung cấm và nơi ở của giới quý tộc.[1]Vào năm 894, Nhật Bản bãi bỏ khiển đường sử (kentōshi, phái bộ Nhật đến Trung Quốc thời nhà Đường), tách mình ra khỏi văn hóa Trung Hoa và phát triển một nền văn hóa gọi là 'Kokufu bunka (tức là văn hóa dân tộc), phù hợp với khí hậu và gu thẩm mĩ của Nhật Bản. Phong cách này là một biểu hiện của Kokufu bunka trong kiến trúc, thể hiện rõ nét nét độc đáo và xác định đặc điểm của kiến trúc Nhật Bản sau này. Các đặc điểm của phong cách này là cấu trúc mở, một vài bức tường có thể đóng mở bằng cửa, bộ (shitomi) và liêm (sudare), chỗ cởi giày trước khi bước vào sàn, ngồi/ngủ trực tiếp trên chiếu tatami mà không cần ghế hay giường, mái nhà làm bằng vỏ cây hinoki (cây bách Nhật) nhiều lớp chứ không dùng gạch men, cùng kết cấu tự nhiên không sơn trên các cây cột.[2][3][4]Phong cách này đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ 10 đến thế kỉ 11, nhưng khi tầng lớp samurai giành được quyền lực trong thời kì Liêm Thương (1185-1333), phong cách buke-zukuri trở nên phổ biến rồi đến thời Thất Đinh (1336-1573) thì giảm đi do sự phát triển của phong cách shoin-zukuri.[4][3][2]